4 tư duy sai lầm khiến bạn khó tìm được việc làm phù hợp 4 tư duy sai lầm khiến bạn khó tìm được việc làm phù hợp
Vậy đâu là các tư suy sai lầm khiến bạn khó tìm được việc làm phù hợp và cách để sửa sai? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để cải thiện và đạt được hiệu quả cao trong quá trình kiếm việc ở Đà Lạt, Đồng Nai… sắp tới nhé.
So sánh mức lương của mình với bạn bè cùng trang lứa
Không ít ứng viên có thói quen dựa vào mức lương của người khác để đánh giá giá trị của bản thân mà không nhận ra rằng, mỗi người có năng lực làm việc và bối cảnh nghề nghiệp khác nhau. Việc lấy mức lương của bạn bè đồng trang lứa làm cơ sở xác định mức lương kỳ vọng của bản thân là một cách làm sai lầm, khiến chúng ta dễ dàng nảy sinh cảm giác bất mãn khi thực tế không được như ý nguyện.
Thay vào đó, hãy tìm hiểu mức lương trên thị trường dành cho vị trí ứng tuyển và các kỹ năng cần có để đạt được mức lương đó.
Mức lương không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn mà còn chịu tác động từ các yếu tố như ngành nghề, quy mô công ty, vị trí địa lý…
Ví dụ, một người làm việc trong ngành công nghệ cao tại Silicon Valley sẽ có mức lương chênh lệch đáng kể so với một người làm cùng lĩnh vực ở một thành phố nhỏ hơn. Vậy nên, thay vì so sánh mức lương của bản thân với bạn bè cùng trang lứa, hãy tìm hiểu mức lương trung bình mà thị trường đang chi trả cho ngành nghề và vị trí bạn ứng tuyển. Đồng thời, cân nhắc các yếu tố khác như phúc lợi, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc… để đánh giá đầy đủ tiềm năng của công việc.
Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu kỹ càng những kỹ năng mà thị trường đang yêu cầu đối với vị trí bạn ứng tuyển để có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về giá trị của bản thân trên thị trường lao động, từ đó đưa ra mức lương kỳ vọng phù hợp và tăng tỷ lệ trúng tuyển.
Cho rằng trượt phỏng vấn là do bản thân chưa đủ giỏi
Phần lớn ứng viên đều cho rằng, trượt phỏng vấn là do bản thân thiếu kỹ năng hoặc chưa đủ năng lực mà không hay biết rất nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng. Việc không nhìn nhận đúng lý do trượt phỏng vấn khiến bạn đánh mất sự tự tin hoặc không nhận ra những điểm bản thân cần cải thiện, cần nâng cấp để có thể trở thành một ứng viên tiềm năng.
Thực tế là, bên cạnh năng lực, nhà tuyển dụng còn đánh giá ứng viên qua rất nhiều yếu tố.
Đôi khi, trượt phỏng vấn không đại biểu cho sự thiếu hụt kỹ năng của bạn. Điều đó có thể xuất phát từ sự thay đổi trong chiến lược tuyển dụng và định biên nhân sự của công ty. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn đánh giá sự phù hợp với văn hóa công ty, thái độ làm việc, khả năng làm việc nhóm, thậm chí là tính cách của ứng viên. Ví dụ, bạn sở hữu kỹ năng tuyệt vời nhưng không phù hợp với văn hóa hoặc phong cách làm việc của tổ chức, đây có thể là lý do khiến bạn không được chọn.
Điều bạn cần làm là ghi nhận và xem xét phản hồi của nhà tuyển dụng từ các buổi phỏng vấn để học hỏi và cải thiện kỹ năng của bản thân. Đồng thời, chuẩn bị tốt hơn cho các cơ hội tiếp theo bằng cách tìm hiểu về văn hóa công ty, phong cách làm việc của nhà tuyển dụng…
Đòi hỏi một công việc đáp ứng đầy đủ kỳ vọng của bản thân về lương, phúc lợi, môi trường làm việc…
Trên đời này không có công việc hay công ty nào hoàn hảo. Vậy nên, việc yêu cầu một công việc nào đó phải đáp ứng tất cả kỳ vọng về lương, thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc, văn hóa công ty… có thể khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt và mãi không tìm được việc làm phù hợp.
Thay vì đặt ra những yêu cầu quá cứng nhắc, hãy xác định rõ thứ tự ưu tiên cho các kỳ vọng của bạn và chú trọng những kỳ vọng xếp hạng đầu trong danh sách.
Ví dụ, bạn có thể chấp nhận mức lương thấp hơn nếu công việc mang lại cho bạn cơ hội học hỏi quý giá, môi trường làm việc tích cực hoặc cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp rộng mở. Ngược lại, một công việc lương cao, gần nhà nhưng nhiều áp lực, sếp khó tính, thường xuyên phải làm việc ngoài giờ cũng là điều hiển nhiên.
Nói tóm lại, hãy tập trung tìm kiếm điểm cân bằng giữa các yếu tố để đưa ra quyết định hợp lý thay vì theo đuổi sự hoàn hảo không hề tồn tại trong thực tế.
Không ứng tuyển khi không đáp ứng mọi yêu cầu
Ngay cả khi không đáp ứng mọi yêu cầu, bạn vẫn có thể nộp đơn. Không sao cả nếu bạn muốn thử sức một chút. Trên thực tế, phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ thích nếu bạn nộp đơn xin một vị trí hơi quá sức. Bởi vì, vấn đề là, nếu bạn thực sự hứng thú với một công việc và có hầu hết các bằng cấp, bạn sẽ làm việc chăm chỉ.
Mặt khác, khi viết mô tả công việc, nhà tuyển dụng thường đưa ra yêu cầu cho một ứng viên trong mơ. Hiếm khi có ứng viên hoàn hảo nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu này. Tất nhiên, sẽ có một số vai trò có yêu cầu về trình độ học vấn và chuyên môn nhất định. Nhưng ngoài ra, khi bạn thấy một công việc mà bạn hứng thú, hãy bắt đầu xác định các kỹ năng của mình và nếu thấy bản thân có thể đáp ứng 70-80 % yêu cầu, đừng ngần ngại theo đuổi.
Điều chỉnh tư duy và nhận thức của bản thân là bước đầu tiên và quan trọng nhất để tìm kiếm việc làm phù hợp. Hãy tập trung năng lượng của bạn vào các vị trí cụ thể mà bạn quan tâm, hãy trung thực với bản thân và nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn. Điều quan trọng là phải hiểu nhu cầu của bạn để bạn có thể tìm được môi trường làm việc và vị trí đáp ứng được nhu cầu đó, nếu không, bạn có thể thấy mình sẽ sớm phải tìm việc trở lại.
Trang Đoàn
Comments are closed.