5 sự thật khó tin về Christopher Columbus 5 sự thật khó tin về Christopher Columbus

5. Christopher Columbus không phải là tên thật 

Chân dung nhà thám hiểm Christopher Columbus. Ảnh: Wikipedia
Chân dung nhà thám hiểm Christopher Columbus. Ảnh: Wikipedia

Columbus là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trên khắp thế giới, ông được nghiên cứu và nhắc đến trong suốt hàng thế kỷ, nhưng có nhiều chi tiết về cuộc đời ông vẫn còn là một bí ẩn. Nhiều học giả cho rằng ông sinh ra ở Genoa – hiện là một phần của nước Ý, tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng ông là người gốc từ Tây Ban Nha hoặc thậm chí ở Ba Lan hay Hy Lạp.

Trong tiếng Ý, ông được biết đến với cái tên Cristoforo Colombo – được cho là tên khai sinh của ông, và tên trong tiếng Tây Ban Nha là Cristóbal Colón. Thế nhưng bản thân ông và những người xung quanh đều tự gọi là Christoual, Christovam, Christofferus de Colombo, hay Xpoual de Colón. Thậm chí còn có giả thuyết cho rằng ông đã lấy tên này từ một tên cướp biển tên là Colombo.

4. Tên của những con tàu thám hiểm

Hình minh họa mô tả hạm đội của nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus (Nina, Pinta và Santa Maria) khởi hành từ Tây Ban Nha vào ngày 3 tháng 8 năm 1492. Ảnh: Getty
Hình minh họa mô tả hạm đội của nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus (Nina, Pinta và Santa Maria) khởi hành từ Tây Ban Nha vào ngày 3 tháng 8 năm 1492. Ảnh: Getty

Nếu hỏi bất kỳ học sinh Mỹ nào về tên những con tàu của Columbus, họ sẽ nói chúng có tên là Niña, Pinta và Santa Maria. Tuy nhiên, ít nhất hai trong số đó có thể chỉ là biệt danh chứ không phải tên thật.

Vào thời Columbus sống, người Tây Ban Nha có phong tục đặt tên các con tàu theo tên các vị thánh nhưng lại gọi chúng bằng biệt hiệu. La Niña có thể là biệt danh của một con tàu tên là Santa Clara. Biệt danh này được cho là bắt nguồn từ tên của chủ tàu, Juan Niño. Không rõ tên ban đầu của Pinta là gì. Trong khi Santa Maria là tên chiếc thuyền thứ 3, còn có biệt danh là La Gallega.

3. Columbus đã thực hiện bốn cuộc hành trình đến “Tân Thế giới”

Bức tranh sơn dầu trên vải mang tên 'Cuộc đổ bộ của Columbus' của John Vanderlyn, Ảnh: Architect of the Capitol
Bức tranh sơn dầu trên vải mang tên “Cuộc đổ bộ của Columbus” của John Vanderlyn, Ảnh: Architect of the Capitol

Năm 1492, Columbus đã lái thuyền vượt đại dương xanh. Trước đó, ông đã thực hiện các cuộc hành trình vượt đại dương vào các năm 1493, 1498 và 1502. Mặc dù nhiều người có thể tưởng tượng ra hình ảnh Columbus cắm cờ ở nửa cuối vùng Florida, nhưng thực ra ông chỉ khám phá một khu vực nhỏ của vùng Caribe – bao gồm Bahamas, Cuba, Jamaica và một phần của Trung Mỹ.

2. Hài cốt của Christopher Columbus “du lịch” nhiều ngang ngửa cuộc đời ông

Tượng Christopher Columbus tại Port Veil ở Barcelona, ​​Tây Ban Nha. Ảnh: Jupiterimages
Tượng Christopher Columbus tại Port Veil ở Barcelona, ​​Tây Ban Nha. Ảnh: Jupiterimages

Sau khi Columbus qua đời năm 1506, ông được chôn cất tại Valladolid, Tây Ban Nha. Ba năm sau, hài cốt của ông được đưa về khu mộ của gia đình ông ở Sevilla. Năm 1542, theo di chúc của con trai ông Diego, hài cốt của Columbus được chuyển đến Santo Domingo, Hispaniola (nay thuộc Cộng hòa Dominica). Hispaniola được Tây Ban Nha nhượng lại cho Pháp và vào năm 1795, hài cốt của Columbus được chuyển đến Havana, Cuba. Hơn một trăm năm sau, chúng được chuyển trở lại Đại Tây Dương và quay trở lại Sevilla vào năm 1898.

1. Columbus (có thể) không giỏi môn toán

 Bản đồ thế giới của Ptolemy, in tại Ulm, 1482. Ảnh: internet
 Bản đồ thế giới của Ptolemy, in tại Ulm, 1482. Ảnh: internet

Vào thời điểm Columbus thực hiện chuyến hành trình nổi tiếng của mình, rất nhiều trong số chỉ là phỏng đoán. Kích thước chính xác của Trái đất vẫn chưa được biết ở thời điểm đó và chỉ có hai cách chính để đo vĩ độ – phương pháp được phát triển bởi nhà triết học Hy Lạp Poseidonius và phương pháp được phát triển bởi người Ả Rập thời trung cổ.

Khi thực hiện các phép tính toán của riêng mình, Columbus lập luận rằng cả hai phương pháp là như nhau…tuy nhiên thực tế là dặm Ả Rập dài hơn dặm La Mã. Vì đã sử dụng dữ liệu đó, hành tinh của Columbus đã giảm đi hơn khoảng 25%, Columbus đảm bảo với những người ủng hộ rằng những con tàu gỗ nhỏ của ông có thể đi từ Tây Ban Nha đến Nhật Bản trong 30 ngày. Một số học giả cho rằng Columbus cố tình trình bày sai khoảng cách, nhưng vẫn chưa có quan điểm chính xác.

Comments are closed.