Tết Giáp Thìn 2023: Cách nấu bò kho mềm rục và đậm đà, khách đến nhà vét sạch nồi cơm Tết Giáp Thìn 2023: Cách nấu bò kho mềm rục và đậm đà, khách đến nhà vét sạch nồi cơm
So với thịt lợn và thịt gà, thịt bò tuy có già thành cao hơn nhưng vẫn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Thịt bò là nguồn protein chất lượng cao, cung cấp các axit amin cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ bắp, tế bào, và các chức năng cơ bản của cơ thể.
Vào dịp Tết, các gia đình thường mua sẵn vài cân thịt bò để trong nhà, khi cần có thể chế biến được ti tỉ món từ xào, nhúng lẩu, làm gỏi, ngâm nước tương, bò khô… Nhưng cách chế biến “quốc dân” nhất vẫn là bò kho. Bò kho có hương vị đặc trưng, thơm ngon từ gia vị. Tết thường rơi vào mùa đông và món bò kho với nước sốt ấm áp, thịt bò thơm phức là sự lựa chọn tốt để làm ấm cơ thể trong thời tiết se lạnh.Việc nấu chậm món bò kho giúp thịt bò hấp thụ hương vị của nước sốt và gia vị, làm cho thịt trở nên mềm ngon, tan chảy trong miệng.
Đáng chú ý, bò kho có thể nấu trước và bảo quản trong thời gian dài mà vẫn giữ được hương vị. Điều này giúp giảm bớt công việc bếp núc vào ngày Tết. Món bò kho chứa nhiều khoáng chất như sắt, zinc, và phosphorus. Thêm vào đó, nước sốt kho cùng với các gia vị có thể chứa các vitamin như vitamin C từ cà chua, vitamin B từ hành tỏi và các loại gia vị khác.
Vừa ngon miệng vừa tốt sức khỏe. Vậy bạn đã biết cách nấu món bò kho chuẩn vị để chiêu đãi các thành viên trong gia đình cũng như khách quý.
Hướng dẫn nấu bò kho mềm rục, đậm vị
Chuẩn bị các nguyên liệu: Thịt thăn bò, gia vị bò kho 1 gói, 1.5 lít dừa tươi, 2 củ cà rốt, 5 nhánh sả, 1 củ gừng, 2 quả ớt, 3 thìa bột năng, 1 củ hành tây, 5 củ hành tím, dầu điều để tạo màu, 2 mướng nước mắm, 1 bó húng quế, 1 bó mùi tàu, dầu ăn 2 muỗng canh, đường, muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu bò kho
Thịt bò mua về nên bóp với 1 ít muối và rượu trắng để khử mùi hôi. Hoặc có thể chần sơ thịt bò với hỗn hợp nước sôi chứa rượu trắng, gừng. Sau khi rửa sạch để ráo và thái miếng vừa ăn.
Cà rốt gọt sạch vỏ, cắt khúc vừa ăn. Gừng rửa sạch, gọt vỏ sau đó băm nhỏ. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn. Sả rửa sạch, cắt lát. Hành tây lột vỏ. Ngò gai, húng quế nhặt bỏ lá già, sâu.
Bước 2: Ướp thịt bò
Ướp thịt bò khoảng 4 tiếng với 1 gói nước xốt gia vị, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít tiêu, 1/2 lượng sả, gừng và hành tím băm.
Bước 3: Nấu bò kho
Làm nóng bếp sau đó cho 2 canh dầu ăn và 1 muỗng cà phê hạt dầu điều vào và thắng ở lửa vừa đến khi dầu chuyển sang màu vàng cam . Cho tiếp phần phần sả, hành tím băm và gừng còn lại vào phi thơm, sau đó cho bò vào xào ở lửa vừa khoảng 5 phút cho thịt chín săn lại.
Kế đến, đổ 1.5 lít nước dừa tươi và 1 củ hành tây vào nồi, đậy nắp và tiếp tục hầm thịt bò khoảng 40 phút cho thịt mềm. Tiếp đến vớt hành tây ra ngoài, sau đó cho toàn bộ phần cà rốt, gia giảm gia vị cho vừa miệng và hầm thêm 10 phút nữa cho cà rốt chín mềm và nước trong nồi sôi trở lại.
Để nước bò kho sánh quyện, có thể dùng 2 thìa bột năng pha với nước rồi đổ vào nồi rồi nấu đến khi nước sệt thì tắt bếp.
Lưu ý, nên sử dụng nồi áp suất để hầm thịt nhanh chóng và giữ lại độ ẩm trong thịt. Áp suất cao giúp nước sôi ở nhiệt độ cao hơn, nhanh chóng làm mềm thịt.Khi hầm thịt bò kho, hạn chế việc khuấy quá mạnh vì có thể làm mất đi cấu trúc của thịt và làm giảm độ mềm. Thường xuyên kiểm tra độ mềm của thịt để tránh tình trạng thịt bị quá hầm và trở nên khô.
Cách bảo quản thịt bò kho
Nếu bạn không ăn hết món bò kho, hãy để nó nguội trước khi đặt vào tủ lạnh. Đặt thức ăn trong hộp đựng thức ăn hoặc túi ni-lông kín đáo để tránh mùi của thức ăn lan ra các thực phẩm khác trong tủ lạnh. Nếu bạn muốn bảo quản lâu dài, hãy chia thành các phần nhỏ và đóng gói kín đáo trong túi chống đóng tuyết hoặc túi ni-lông chịu nhiệt rồi đặt vào ngăn đá tủ lạnh.
Không nên hâm lại món bò kho nhiều lần, vì việc này có thể làm giảm chất lượng và mất đi một số dưỡng chất.
Chúc bạn thành công!
Ảnh minh họa: Internet
Comments are closed.