Mẹo khử mùi hôi của thịt vịt với nguyên liệu đơn giản Mẹo khử mùi hôi của thịt vịt với nguyên liệu đơn giản

Thịt vịt là món khoái khẩu của rất nhiều người, ăn thịt vịt cũng mát nên thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thêm đó, thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như vịt nấu chao, vịt kho gừng, vịt om sấu, bún măng vịt…

Tuy nhiên thịt vịt lại có mùi hôi đặc trưng do tuyến dầu của vịt phát triển mạnh mẽ hơn gà. Ngoài ra, do vịt bơi lội dưới nước thường xuyên nên thịt vịt có mùi hơi khó chịu. Do đó, dưới đây là cách xử lý thịt vịt để tránh bị mùi. 

Thịt vịt là món ăn yêu thích của nhiều người. Ảnh: Pinterest.
Thịt vịt là món ăn yêu thích của nhiều người. Ảnh: Pinterest.

Cắt bỏ phao câu của vịt

Phao câu là phần gây mùi hôi nặng nề nhất khi chế biến vịt. Chính vì vậy, để hạn chế mùi hôi thì bạn nên cắt bỏ phao câu khi nấu vịt. Lúc luộc thì bạn nên cho thêm ít muối hoặc xào vịt sẽ có được món vịt thơm ngon hơn. 

Khử mùi bằng củ gừng

Gừng là thực phẩm khử mùi hôi rất tốt. Trước khi đem vịt đi luộc hãy lấy chút muối, tiêu, gừng đập dập, thêm môt chút rượu trắng bóp vào phần thịt vịt đã làm sạch khoảng 30 phút rồi đem rửa lại sau đó luộc. 

Để chắc chắn hươn nữa thì bạn lấy một miếng gừng đập dập vào nồi nước luộc để vịt không có mùi và thơm ngon hơn. 

Khử mùi thịt vịt bằng giấm

Giấm có tính axit nhẹ sẽ dễ dàng khử mùi hôi của vịt. Sau khi làm sạch vịt nên để ráo nước rồi hòa muối và giấm lại với nhau vừa đủ với lượng vịt. Lấy hỗn hợp đó lần lượt chà mặt trong và ngoài của vịt.

Nhổ lông vịt đúng cách

Nhiều người cho rằng, nhổ lông vịt không đúng cách là 1 trong những nguyên nhân gây thịt vịt có mùi. Đun sôi nồi nước thêm ít vôi hoặc lá khế, nắm rau muống rồi cho vịt đã cắt tiết vào ngập nước, sau đó nhanh tay miết nhổ hết lông cũng như tơ nhỏ. Chú ý nếu các lỗ chân lông có chất lỏng màu đen nên nặn ra hết, rửa sạch.

Ảnh: Pinterest.
Ảnh: Pinterest.

Luộc vịt như nào đúng cách và ngon

Khác với da gà, da vịt dày nên cho vào luộc khi nước đã sôi già. Sau đó thêm nhánh gừng rửa sạch đập dập, hành khô cho thơm và nêm chút gia vị cho ngọt thịt. Khi nước sôi trở lại thì hạ lửa nhỏ. Để kiểm tra thì dùng đầu đũa xiên vào phần thịt, nếu không thấy màu đỏ là đã chín. 

Nếu mua phải vịt già dai, sau khi vịt chín tới, tắt bếp om cho tới khi nguội. Một số cách dân gian khác làm giảm độ dai của vịt như thêm nồi luộc vài con ốc hoặc ít tủy lợn đun sôi lăn tăn rồi tắt bếp ngâm tiếp. 

Comments are closed.