5 loài sinh vật thoát khỏi sự tuyệt chủng vĩnh viễn nhờ con người 5 loài sinh vật thoát khỏi sự tuyệt chủng vĩnh viễn nhờ con người

Tuyệt chủng biểu thị sự biến mất vĩnh viễn của một sinh vật khỏi hành tinh. Một sinh vật “tuyệt chủng về mặt chức năng” là một sinh vật có thể còn một vài cá thể vẫn còn sống nhưng sẽ không bao giờ hồi phục (ví dụ như chim bồ câu viễn khách Martha hoặc rùa đảo Pinta Lonesome George).

Một số sinh vật “tuyệt chủng trong tự nhiên” có nghĩa là chúng không còn được tìm thấy ở những khu vực chúng từng sinh sống. Tuy nhiên, có một số sinh vật may mắn được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên nhưng vẫn còn những quần thể khác sinh sống ở nơi khác trên thế giới. Sau đây là danh sách 5 sinh vật đã thoát khỏi sự tuyệt chủng vĩnh viễn nhờ con người.

5. Angel’s trumpets (Kèn thiên thần)

Ảnh: Lochstampfer/Dreamstime.com
Ảnh: Lochstampfer/Dreamstime.com

Cây kèn thiên thần loài cây bụi nổi tiếng với những bông hoa hình loa kèn lớn treo trên cành vô cùng xinh đẹp. Có bảy loài kèn thiên thần tạo thành chi Brugmansia trên thế giới và thật không may, cả bảy loài đều đã tuyệt chủng về mặt chức năng trong khu vực chúng sinh sống ban đầu ở Nam Mỹ. Quả của chúng héo dần trên cây mà không sinh ra cây mới. Các nhà khoa học cho rằng các loài động vật phát tán quả của kèn thiên thần, ví dụ như lười đất khổng lồ, hay một số loài động vật cỡ lớn khác từng đi lang thang ở châu Mỹ đều đã tuyệt chủng, từ đó dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài cây này.

Tuy nhiên, cả bảy loài của kèn thiên thần hiện đều được trồng rộng rãi, vừa làm Cây thuốc và đảm nhiệm vị trí tâm linh trong tôn giáo của người dân bản địa ở Nam Mỹ, chúng cũng trở thành cây cảnh ở nhiều nơi trên thế giới. 

4. Ếch vàng Panama

Ếch vàng Panama là loài ếch cực kỳ nguy cấp đặc hữu của Panama. Ảnh: Winston D. Munnings/Dreamstime.com
Ếch vàng Panama là loài ếch cực kỳ nguy cấp đặc hữu của Panama. Ảnh: Winston D. Munnings/Dreamstime.com

Mặc dù các vườn thú thường bị chỉ trích vì nuôi nhốt động vật hoang dã, nhưng nhiều vườn thú thực sự là nguồn dự trữ di truyền quan trọng đối với các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và rất quan trọng đối với việc bảo tồn chúng. Một căn bệnh được gọi là bệnh chytridiomycosis ở lưỡng cư đã làm suy giảm quần thể lưỡng cư trên khắp thế giới và gây ra sự tuyệt chủng của một số loài ếch cho đến nay. Loài ếch vàng Panama mang tính biểu tượng (Atelopus zeteki), từng được tìm thấy trong các khu rừng mây ở Panama và là biểu tượng quốc gia của Panama, cũng là nạn nhân của căn bệnh này. Đáng buồn thay, loài động vật này đã không được nhìn thấy trong tự nhiên kể từ năm 2006 và được cho là đã tuyệt chủng về mặt chức năng trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

Tuy nhiên, nhờ nỗ lực hợp tác mang tên Dự án Ếch vàng, ếch vàng Panama lần đầu tiên được Vườn thú Maryland ở Baltimore thu thập nuôi nhốt để nhân giống vào năm 2000. Hiện nay, hơn 1.500 cá thể đang sống khỏe mạnh trong các vườn thú và cơ sở nghiên cứu ở Bắc Mỹ và Panama. Mặc dù căn bệnh này vẫn chưa thuyên giảm trong tự nhiên nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng một ngày nào đó loài ếch sẽ được đưa trở lại nhà của chúng với khả năng kháng lại bệnh.

3. Alula

Alula (Brighamia insignis), loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng thường được tìm thấy ở Hawaii. Ảnh: Raul654
Alula (Brighamia insignis), loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng thường được tìm thấy ở Hawaii. Ảnh: Raul654

Alula (Brighamia insignis), đôi khi được gọi là “bắp cải trên que” trong tiếng Anh, là một loại cây Hawaii thực sự trông hơi giống bắp cải trên que. Loài thực vật này là loài đặc hữu trong môi trường sống cực kỳ hạn chế, chỉ phát triển trên một số vách đá lộng gió trên đảo Kauai và Niihau.

Loài thụ phấn duy nhất cho những bông hoa cực kỳ dài và hẹp của Alula đã tuyệt chủng, khiến cây không thể sinh sôi. Trong nhiều năm, các nhà thực vật học tận tâm sẽ leo núi hoặc thậm chí treo mình trên trực thăng để thụ phấn cho các quần thể còn sống sót bằng tay và loài này vẫn được duy trì sống sót.

Tuy nhiên, vào năm 1992, Bão Iniki đã phá hủy một nửa quần thể tự nhiên dọc theo Bờ biển Nā Pali trên đảo Kauai, và hai cơn bão tiếp theo đã tiêu diệt các quần thể khác. Hiện nay, chỉ còn một cây alula duy nhất còn tồn tại trong tự nhiên.

May mắn rằng loài cây này lại khá dễ trồng, phát triển tốt trong thùng chứa và ra hoa rất thơm. Những đặc điểm này, kết hợp với sức hấp dẫn của việc trồng một loại cây cực kỳ quý hiếm ở Hawaii, đã khiến nó trở thành một loài cây cảnh khá phổ biến. Nó thường được trồng và bán tại các vườn thực vật và là niềm tự hào của nhiều người đam mê thực vật.

2. Butterfly splitfin (cá vây bướm)

Cá vây bướm. Ảnh: Lukas Blazek/Dreamstime.com
Cá vây bướm. Ảnh: Lukas Blazek/Dreamstime.com

Còn được gọi là cá bướm goodeids (Ameca splendens), loài cá nhỏ này từng được tìm thấy ở một khu vực hạn chế của hệ thống thoát nước Rio Ameca ở Mexico. Chúng chính thức được liệt kê là đã tuyệt chủng trong tự nhiên, mặc dù một quần thể nhỏ đã được phát hiện gần một công viên nước Mexico trong khu vực.

Sự suy giảm của chúng có liên quan đến việc xây dựng một con đập ở thượng nguồn. Rất may, loài cá này rất dễ chăm sóc và sinh sản (chúng sinh sản khi còn non) và đã được những người đam mê cá cảnh duy trì. Chúng rất được yêu thích nhờ vẻ ngoài bắt mắt, con cái thường có màu từ ô liu đến đốm đen, trong khi con đực phát triển vây màu vàng. 

1. Ginkgo (bạch quả)

Lá cây bạch quả (Ginkgo biloba). Ảnh: hiromi8787/Fotolia
Lá cây bạch quả (Ginkgo biloba). Ảnh: hiromi8787/Fotolia

Ginkgo biloba là thành viên duy nhất còn sót lại của một dòng thực vật cổ xưa lâu đời. Cái cây với những chiếc lá hình quạt mang tính biểu tượng và những quả có mùi khó ngửi, được biết đến như một hóa thạch sống vì có nhiều điểm tương đồng với các loài đã tuyệt chủng từ lâu.

Phạm vi tự nhiên của nó cuối cùng chỉ còn lại một khu vực nhỏ ở Trung Quốc và trong nhiều thế kỷ loài thực vật này được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Gần đây, hai quần thể được phát hiện tại một tỉnh phía đông Trung Quốc, mặc dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu những quần thể này có thực sự hoang dã hay không. Các nghiên cứu di truyền đã phát hiện ra rằng các loài thực vật khá đồng nhất về mặt di truyền và có ý kiến ​​cho rằng có lẽ những khu rừng này ban đầu được trồng bởi các nhà sư Trung Quốc.

Dù có tuyệt chủng trong tự nhiên hay không, bạch quả cũng không còn gặp nguy cơ bị mất vĩnh viễn vì nó được trồng rộng rãi làm cây cảnh. Nhiều thành phố đã trồng cây bạch quả đực (không tạo ra hạt có mùi hôi) làm cây trồng trên đường phố và loại cây này được ưa chuộng vì có tán lá màu vàng vào mùa thu. Ngoài ra, bạch quả còn được trồng làm cây thuốc; Hạt của nó được sử dụng trong Đông y và lá là một loại thảo dược có tác dụng tăng cường trí nhớ.

Comments are closed.